Tại tỉnh Đồng Nai những ngày cận Tết Nguyên đán 2023 trong các nhà máy xí nghiệp gia công giày da có đông công nhân đã rộn ràng không khí đón Xuân với nhiều hoạt động trang trí hoa đón Tết, bán hàng giảm giá, tặng quà Tết cho đoàn viên và người lao động được tổ chức ngay trong nhà máy và khuôn viên công ty.
Công ty TNHH Changshin Việt Nam đóng tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có khoảng 40.000 công nhân lao động. Đây là doanh nghiệp gia công giày da, thời gian qua gặp nhiều khó khăn về đơn hàng nhưng vẫn duy trì không cắt giảm lao động. Theo ghi nhận của phóng viên, không khí chuẩn bị đón Tết được diễn ra rất sớm ngay bên trong nhà máy, nơi công nhân hằng ngày thường lao động sản xuất. Đây là hoạt động thường niên được Công đoàn cơ sở phối hợp cùng ban giám đốc Công ty phát động tổ chức để đoàn viên người lao động cảm thấy ấm cúng, vui vẻ tạo thêm sự hứng khởi khi làm việc.
Người lao động Công ty TNHH Changshin Việt Nam chụp hình lưu niệm Tết Nguyên đán 2023.
Theo ghi nhận của phóng viên, không khí chuẩn bị đón Tết được diễn ra rất sớm ngay bên trong nhà máy, nơi công nhân hằng ngày thường lao động sản xuất. Đây là hoạt động thường niên được Công đoàn cơ sở phối hợp cùng ban giám đốc Công ty phát động tổ chức để đoàn viên người lao động cảm thấy ấm cúng, vui vẻ tạo thêm sự hứng khởi khi làm việc.
Ông Đặng Tuấn Tú – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam – cho biết, năm nay do khó khăn về đơn hàng nhưng công ty vẫn đảm bảo việc làm cho toàn bộ 40.000 lao động. Ngoài tiền thưởng Tết được đảm bảo, Công đoàn còn chuẩn bị hơn 40.000 phần quà để tặng quà Tết cho đoàn viên người lao động và nhiều hoạt động chăm lo khác nhằm chia sẻ với công nhân, đồng thời cũng là giải pháp để giữ chân, giúp người lao động gắn bó với doanh nghiệp.
Các xưởng trang trí đẹp, ấn tượng được nhiều lượt bình chọn cũng được ban tổ chức có các hình thức biểu dương khen thưởng kịp thời.
Đi giữa mùa xuân Tây Bắc ngắm nhìn những triền núi phủ trắng sắc hoa đang đắm chìm trong không gian huyền ảo của những đám sương mù dày đặc, ta có cảm giác như mình đang trôi giữa một biển mây bềnh bồng, bí ẩn đến vô cùng. Điểm xuyết trong đó là không khí tưng bừng, rộn ràng sắc xuân đang lan tỏa trên khắp các bản làng. Người người đón tết, nhà nhà đón tết, từ người già đến trẻ nhỏ đều thường trực nụ cười tươi vui. Tất cả tạo nên một bức tranh xuân vô cùng ấm áp, lung linh và sặc sỡ sắc màu.
Không giống như phong tục truyền thống trên cả nước, Tết cổ truyền của người Mông thường diễn ra từ ngày 30/11 âm lịch hàng năm, tức là trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng. Vào những ngày này, bao trùm toàn bộ không gian nơi đây là những âm thanh thân thuộc, rộn ràng của tiếng chày giã bánh hòa quyện với tiếng vui đùa, reo hò của trẻ em khi chơi các trò chơi truyền thống như ném pao, chơi quay, múa ô, đánh cù…
Tết của người Mông kéo dài trong 3 ngày. Họ quan niệm công cụ lao động cũng giống như những người bạn gắn kết với gia đình mình
Không giống như phong tục truyền thống trên cả nước, Tết cổ truyền của người Mông thường diễn ra từ ngày 30/11 âm lịch hàng năm, tức là trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng. Vào những ngày này, bao trùm toàn bộ không gian nơi đây là những âm thanh thân thuộc, rộn ràng của tiếng chày giã bánh hòa quyện với tiếng vui đùa, reo hò của trẻ em khi chơi các trò chơi truyền thống như ném pao, chơi quay, múa ô, đánh cù…
Tết của người Mông kéo dài trong 3 ngày. Họ quan niệm công cụ lao động cũng giống như những người bạn gắn kết với gia đình mình, vì thế, các công cụ hàng ngày đều được họ dán giấy và đưa lên bàn thờ như một sự tri ân, tôn trọng những “người bạn” trong lao động, sản xuất đã giúp họ làm nương, làm vườn để sản xuất lương thực, thực phẩm cho gia đình.