Trên đây là khá đầy đủ các danh mục ngành con và các sản phẩm của thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội sẽ kéo theo các nhu cầu thiết kế mới khác mà ta chưa tưởng tượng ra.
Có bạn hỏi rằng Dựng phim & Kỹ xảo(VFX) có phải thuộc thiết kế đồ họa hay không ? Làm VFX thì cũng cần có những hiểu biết về nguyên lý thị giác (nền tảng chung với Đồ Họa). Cho nên có thể nói VFX cũng có liên quan đến thiết kế đồ họa, VFX là một ngành phát triển trên nền tảng chung với thiết kế đồ họa.
Còn Motion Graphic thì sao ? Cũng tương tự như VFX, theo tìm hiểu của mình thì Motion Graphic là một dạng video để truyền tải các thông điệp – nó sử dụng các yếu tố thiết kế (Đường nét – màu sắc – mảng khối …) chuyển động để tạo ra một video clip thể hiện thông điệp muốn truyền tải.
Mình thấy nhiều người cho rằng Motion Graphic là Video Explainer (video giải thích), nhưng khi tham khảo qua nhiều trang làm Video Explainer nổi tiếng thấy họ luôn đặt Motion Graphic vào 1 thể loại trong Video Explainer. Cái này chắc phải bàn luận nhiều thì mới ra được định nghĩa chính xác nên thôi mình dừng ở đây nhé.


Chia sẻ kinh nghiệm tự học thiết kế đồ họa
Nếu bạn không có thời gian thì tự học thiết kế đồ họa là tốt nhất cho bạn, điều này sẽ giúp cho bạn chủ động thời gian hơn, ít tốn kinh phí nhưng nó cũng có 1 số khuyết điểm mà bạn nên cân nhắc.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các dịch vụ mua bán phát triển rất mạnh tại nước ta mấy năm gần đây. Do đó nhu cầu về nguồn nhân lực ngành thiết kế ngày càng lớn. Xác định sự cần thiết này, bạn nên có kế hoạch để học thêm 1 nghề mới, thêm 1 cơ hội cho bạn.
Nếu bạn là 1 người hoàn toàn chưa biết gì về đồ họa thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tự học. Tất cả các khái niệm, định nghĩa trong thiết kế rất nhiều nhưng nếu bạn không có người hướng dẫn, giải thích cặn kẽ các khái niệm đó thì bạn cũng gặp khó khăn đấy.
Khi bạn đã không hiểu các vấn đề cơ bản thì cho dù bạn có làm được những bài hướng dẫn đi chăng nữa thì có thể bạn không mở rộng được những bản chất của từng câu lệnh trong phần mềm ( đôi khi 1 đối tượng vẽ phải sử dụng rất nhiều các tools công cụ trong phần mềm ).
Khi đã không hiểu vấn đề vả gặp khó khăn với nó thì bạn rất dễ bỏ cuộc. Lời khuyên của Tôi là bạn nên hiểu rõ bản chất của các công cụ, phần mềm, các cách tư duy sáng tạo trước khi bắt đầu vào những bài thực hành.
Như câu nói “học được là 1 chuyện, có làm được hay không lại là chuyện khác”, trong tất cả các ngành liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuât,… vấn đề update thường xuyên kiến thức là cần thiết. Bạn không thể nào sử dụng cách thiết kế, kỹ thuật cách đây từ 5-10 năm để sử dụng trong thiết kế hiện đại. Học thiết kế đồ họa là phải biết tự làm mới mình hàng ngày, nếu không bạn sẽ bị đào thải rất nhanh trong ngành.
Vấn đề cập nhật kiến thức cũng không khó lắm, bạn chỉ cần chú ý đến phiên bản nâng cấp của phần mềm ( phần mềm mới lúc nào cũng có nhiều plugin giúp bạn thao tác nhanh ) và xu hướng thiết kế, xu hướng màu sắc thiết kế trong năm.
” Giục tốc bất đạt” do đó bạn không nên nóng vội, có rất nhiều bạn mới bắt đầu học ngày đầu tiên mà lại muốn làm được cái này cái kia trong khi chẳng có 1 tí căn bản nền tảng nào cả. Để rút ngắn thời gian trong khi học thiết kế đồ họa bạn nên thực hành thường xuyên “trăm hay không bằng tay quen” mà bạn, cách này rất hay ở chỗ bạn có thể rút ra được những kinh nghiệm để làm sao thực hiện nó nhanh hơn, đẹp hơn.
Bạn càng dành thời gian luyện tập thực hành càng nhiều thì bạn càng rút ngắn thời gian cho học thiết kế đồ họa. Trong quá trình học, bạn không nên quá nóng vội ( nghề thiết kế không dành cho những người nóng vội đâu nha các bạn ) bạn hãy lập cho mình thời gian biểu tương đối nhiều cho việc tự học. Bạn sẽ thành công nhanh thôi.
Để thành công trong nghề, một nhà thiết kế phải trải qua rất nhiều khó khăn cản trở, những kinh nghiệm đó sẽ được họ chia sẻ qua các bài viết, bài hướng dẫn và bạn sẽ được học những kinh nghiệm tuyệt vời đó chỉ cần tốn ít thời gian thực hành theo mà thôi. Các bài hướng dẫn thường tập trung 1 chủ đề nhất định được trình bày dạng bài viết minh họa hoặc video và nhiều khi có kèm link download về. Tuy nhiên có nhiều hướng dẫn thực hiện trên các hệ điều hành khác nhau ( MAC hay WIN) nhưng bản chất các công cụ không khác nhau mà chỉ khác về giao diện.
Nếu bạn quan tâm lĩnh vực đồ họa, bạn có thể xem thêm nhiều bài viết giúp bạn định hướng rõ ràng hơn bằng cách:


12 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
1. Thiết kế đồ họa là gì?
Có thể hiểu thiết kế đồ họa là quá trình chuyển đổi thông điệp sáng tạo kết hợp với ý tưởng và sử dụng các phần mềm thiết kế để có thể chuyển đổi thành một sản phẩm truyền thông. Việc chuyển đổi như vậy giúp cho việc truyền tải thông điệp trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thiết kế đồ họa là lĩnh vực kết hợp giữa thông điệp và nghệ thuật khi sáng tạo về một chủ đề mà design muốn khi bắt đầu vào thiết kế sản phẩm. Sản phẩm thiết kế đó sẽ tiếp cận người dùng ngay lập tức khi thấy hình ảnh quảng cáo nhãn hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Học ngành thiết kế đồ họa có khó không?
Đối với bất kỳ ngành nghề nào khi bắt đầu học và làm thì đều có những khó khăn và ngành thiết kế đồ họa cũng không ngoại lệ. Hơn nữa thiết kế đồ họa đòi hỏi sự sáng tạo và yếu tố nghệ thuật để tạo ra sản phẩm truyền tải thông tin cho người xem. Chính vì vậy học thiết kế đồ họa không hề dễ dàng, nhưng bạn đừng lo lắng quá nhé.
Nếu bạn thực sự yêu ngành nghề thiết kế đồ họa thì việc học sẽ không còn quá khó khăn. Khi bạn yêu thích, đam mê sẽ chủ động học nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện tập các kỹ năng sử dụng công cụ. Nếu các bạn chỉ xem qua lý thuyết giáo trình thì bạn sẽ thấy khó hiểu, trừu tượng và khá phức tạp. Vậy nên việc học sẽ k còn khó nếu bạn yêu thích và chăm chỉ học tập trau dồi thêm kiến thức qua việc lý thuyết và thực hành song song nhé.
3. Học thiết kế đồ họa ra làm gì?
Ngành thiết kế đồ họa là ngành đòi hỏi vận dụng các yếu tố thị giác kết hợp ý tưởng sáng tạo để truyền tải thông điệp đến với khách hàng thông qua hình ảnh, màu sắc, chữ viết,…
Học thiết kế đồ họa ra có thể làm được được gì:
3.1. Thiết kế các ấn phẩm, marketing quảng cáo ( đồ họa 2D)
Tất cả các sản phẩm thiết kế đều mang ý nghĩa truyền tải nội dung thông tin đến với khách hàng xem thay vì là phải đọc hay phải nghe nội dung khá dài khi không có thời gian. Để có thể thiết kế được các sản phẩm về ấn phẩm 2D bạn phải thành thạo các công cụ như: photoshop, illustrator, indesign, corel draw nhé. Một số công việc về thiết kế đồ họa 2D:
– Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
– Thiết kế quảng cáo marketing
– Thiết kế các ấn phẩm như: bìa sách, báo chí,…
– Thiết kế bao bì
3.2 Thiết kế giao diện người dùng
Thiết kế đồ họa có thể thiết kế giao diện website, thiết kế giao diện người dùng. Công việc này khá thú vị vì có thiết kế giao diện theo sự sáng tạo và ý muốn của bạn, ngoài việc truyền tải thông tin đến với khách hàng, còn giúp khách hàng dễ sử dụng và mang tới cho người dùng một trải nghiệm thân thiện hơn. Một số công việc về lĩnh vực này mà design có thể làm
– Thiết kế web
– Thiết kế giao diện cho ứng dụng
– Thiết kế giao diện cho game
– Thiết kế chủ đề cho web
3.3 Thiết kế đồ họa 3D kiến trúc
Đồ họa 3D kiến trúc là một lĩnh vực khác so với đồ họa 2D, bạn làm trong lĩnh vực này phải biết các phần mềm như: autocad, 3ds max, vray, sketchup để phục vụ cho công việc. Ở lĩnh vực này bạn cần có sự tỉ mỉ chính xác cũng như sáng tạo về hình học không gian. Một số công việc có thể làm ở lĩnh vực này
– Kiến trúc sư công trình
– Thiết kế kiến trúc
– Kiểm toán công trình
– …
3.4 Thiết kế đồ họa 3D làm phim kỹ xảo
Đồ họa 3D làm phim kỹ xảo động là lĩnh vực cần sự sáng tạo và tư duy theo cái mới, lạ. Bạn có thể làm phim với kỹ xảo động như: phim hoạt hình, nhân vật game, …Bạn cần thành thạo các công cụ như: after effect, premiere, may a.