Ý nghĩa của từng màu sắc
Nhiều người cho rằng, màu sắc được sử dụng trong sản phẩm thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên, sắp xếp sao cho bắt mắt. Thực tế, chúng lại luôn tuân theo 1 số quy tắc nhất định, như một bộ môn khoa học thay vì chỉ thuần tính nghệ thuật. Việc nắm rõ nguyên lý màu sắc trong thiết kế, ngoài việc giúp hình thức bắt mắt mà còn giúp sản phẩm dễ dàng thể hiện được rõ ràng thông điệp hơn.

2. Các thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Hue: thuật ngữ chỉ màu sắc hay biểu thị màu sắc của một đối tượng. Hue đơn giản chỉ là phần màu sắc bạn sử dụng trong sản phẩm thiết kế của mình.
Chroma (sắc độ) là thuật ngữ đề cập đến sự tinh khiết của một màu sắc. Nó có thể được hiểu là độ sáng của một màu so với màu trắng.
3. Bánh xe màu sắc trong nguyên lý màu sắc
Bánh xe màu sắc (Color Wheel) là thuật ngữ dùng để chỉ vòng tròn với 12 màu sắc cơ bản. Vai trò của nó là cơ sở lý thuyết của màu sắc, mô tả được mối quan hệ giữa các màu sắc.
Color được chia làm hai loại chính với RYB và RGB. Trong đó RYB chỉ 3 màu cơ bản Red-Yellow-Blue và RGB là Red-Green-Blue.
Khi phân tích đến bánh xe màu sắc chúng ta cần lưu ý đến 2 yếu tố sau bao gồm:
- Màu cơ bản, màu cấp hai, màu cấp ba
- Màu nóng, màu lạnh


4. Màu cộng và màu trừ
4.1. Màu cộng (RGB):
RGB là viết tắt của 3 từ Red – Green – Blue (Đỏ – Xanh lục – Xanh lam). Đây là hệ màu được áp dụng để thiết kế các sản phẩm có giá trị sử dụng trên các thiết bị hiển thị điện tử như Ảnh bìa, Poster quảng cáo online, hình ảnh sản phẩm online…
RGB được coi là màu cộng bởi lẽ hệ màu này được hoạt động trên nguyên tắc bạn càng thêm màu, bạn càng gần với màu trắng. RGB hoạt động trên thang từ 0 đến 255. Nếu R = 255, G = 255, B = 255 ta sẽ được màu trắng, ngược lại nếu tất cả bằng 0 ta được màu đen.
4.2. Màu trừ (CMYK)
CMYK là viết tắt của 4 từ Cyan, Magenta, Yellow, Key (Xanh cyan, cánh sen, vàng và đen). Đây đều là những màu được liệt kê trên hộp mực sử dụng cho máy in. Chính vì thế đây là hệ màu mà các designer cần phải sử dụng khi thiết kế mẫu in ấn, bao bì, poster quảng cáo…để sản phẩm cho ra được màu chính xác nhất.
Nó được gọi là màu trừ bởi nguyên nhân bạn phải trừ màu để có được màu trắng. CMYK hoạt động trên thang từ 0 đến 100. Nếu C = 0, M = 0, Y = 0 và K = 0, ta được máy trắng, ngược lại nếu tất cả bằng 100 ta được màu đen.
5. Các nguyên tắc phối màu
5.1. Phối màu không sắc (Achromatic)
Phối màu không sắc là cách phối màu trong thiết kế chỉ sử dụng 1 trong 3 màu sắc bao gồm trắng, đen và xám để hoàn thiện tác phẩm của mình.
5.2. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Đây là bạn phối màu dựa trên một đơn sắc cụ thể. Điểm đặc biệt là bạn sẽ kết hợp những màu sắc có sắc độ khác nhau từ duy nhất màu đơn sắc đó.


6. Tổng quan
Tổng quan có thể thấy rằng, những nguyên lý cơ bản về màu sắc, nguyên tắc phối màu đều rất phức tạp. Vì thế, để hiểu đúng và ứng dụng thành thạo sẽ cần đầu tư rất nhiều thời gian và kiến thức. Để được định hướng đúng đắn, bạn nên lựa chọn cho mình một môi trường đào tạo những kiến thức nền tảng về kiến thức về đồ họa nói chung và màu sắc nói riêng.