hiết kế đồ họa là quá trình truyền tải thông tin bằng thị giác đến người xem.
Từ thời xa xưa, tổ tiên loài người đã biết cách trò chuyện với nhau bằng những ngôn ngữ do họ tự tạo ra. Một trong những cách thức sáng tạo và đột phá nhất chính là giao tiếp thông qua chữ viết và hình ảnh. Chữ viết và hình ảnh giúp cụ thể hóa suy nghĩ, lưu trữ lâu dài và giúp hàng ngàn người khác hiểu được chúng trong thời gian rất ngắn.Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người. Chúng ta truyền đạt nhu cầu, cảm nhận của mình đến người khác và ngược lại, chúng ta cũng nhận thông tin từ họ. Giao tiếp giúp mọi người hiểu được nhau, từ đó hợp tác và xây dựng cộng đồng.


Graphic Design là gì?
Hãy liên tưởng đến ví dụ của những cộng đồng người ngày xưa. Làm sao để những nhà lãnh đạo khi đó ổn định văn hóa, cuộc sống của hàng ngàn người? Làm sao để người dân cùng lắng nghe, cùng tin, cùng hiểu và cùng thuộc về một bộ tộc duy nhất?
Một giải pháp hữu hiệu chính là tận dụng câu chuyện về các vị thần. Thần tạo ra mưa giúp mùa màng tươi tốt, thần bảo vệ làng khỏi những yếu tố ma quỷ, thần thưởng cho người tốt và trừng trị kẻ ác. Nhiều học giả đã công nhận rằng yếu tố tín ngưỡng là thứ tạo nên các tổ chức loài người. Nhưng đến đây lại dẫn đến một câu hỏi khác: làm sao để truyền đạt câu chuyện về vị thần cho một ngàn người dân kia?
Đương nhiên, một vị trưởng làng sẽ không phải cất công đi đến từng nhà để kể câu chuyện tâm linh trên và yêu cầu mọi gia đình phải tôn thờ vị thần chung của làng. Ông có thể làm một cách đơn giản hơn là thuê người vẽ lại hình ảnh vị thần (theo trí tưởng tượng của mình) ở ngay cổng làng, nơi người dân qua lại nhiều nhất, đồng thời viết thêm một vài dòng về sự hiện diện của thần linh và hình phạt mà hội đồng làng sẽ áp dụng nếu có ai dám xúc phạm đến đấng bề trên.
Người trong làng mỗi ngày đi qua đều sẽ nhìn thấy tác phẩm đó, và cứ thế cho đến khi họ thật sự tin tưởng rằng có một vị thần đang ngày đêm bảo vệ mình. Trưởng làng không phải mất công quá nhiều mà vẫn đạt được mục tiêu ổn định và giữ gìn trật tự cho làng. Ông chỉ cần nghĩ ra một thông điệp đủ mạnh, chữ và hình sẽ tự làm công việc của mình.
Ví dụ trên giúp chúng ta hiểu được khả năng truyền đạt thông tin của chữ viết và hình ảnh. Chúng đã tồn tại gần như cùng lúc với sự xuất hiện của loài người (hình vẽ xuất hiện sớm hơn), từ đó mang lại những tác động to lớn đến cách chúng ta sống và làm việc.


Curae dictum lacus quis
Hãy liên tưởng đến ví dụ của những cộng đồng người ngày xưa. Làm sao để những nhà lãnh đạo khi đó ổn định văn hóa, cuộc sống của hàng ngàn người? Làm sao để người dân cùng lắng nghe, cùng tin, cùng hiểu và cùng thuộc về một bộ tộc duy nhất?
Một giải pháp hữu hiệu chính là tận dụng câu chuyện về các vị thần. Thần tạo ra mưa giúp mùa màng tươi tốt, thần bảo vệ làng khỏi những yếu tố ma quỷ, thần thưởng cho người tốt và trừng trị kẻ ác. Nhiều học giả đã công nhận rằng yếu tố tín ngưỡng là thứ tạo nên các tổ chức loài người. Nhưng đến đây lại dẫn đến một câu hỏi khác: làm sao để truyền đạt câu chuyện về vị thần cho một ngàn người dân kia?
Đương nhiên, một vị trưởng làng sẽ không phải cất công đi đến từng nhà để kể câu chuyện tâm linh trên và yêu cầu mọi gia đình phải tôn thờ vị thần chung của làng. Ông có thể làm một cách đơn giản hơn là thuê người vẽ lại hình ảnh vị thần (theo trí tưởng tượng của mình) ở ngay cổng làng, nơi người dân qua lại nhiều nhất, đồng thời viết thêm một vài dòng về sự hiện diện của thần linh và hình phạt mà hội đồng làng sẽ áp dụng nếu có ai dám xúc phạm đến đấng bề trên.