Thiết kế đồ họa, nhưng thực tế các trường đại học và trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu, cho thấy tiềm năng và triển vọng của nghề nghiệp đầy sáng tạo này.

Cơ hội việc làm
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM, trong năm 2021, nước ta cần 1 triệu nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này.
Theo học ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên có thể làm những công việc sau:
Thiết kế đồ họa: Đây là công việc hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều sẽ đảm nhận, cụ thể các bạn sẽ làm việc tại các lĩnh vực liên quan đến thiết kế như: Thiết kế logo, menu, catalogue, brochure, nhãn sản phẩm, thiết kế bảng hiệu, triển lãm, các vật phẩm quảng cáo, infographic, hộp đèn, bandroll, thiết kế dàn trang bìa sách, tạp chí…
Thiết kế đồ họa cho tiếp thị và quảng cáo ( Marketing & Advertising Graphic Design )
Đây là dạng phổ biến nhất của thiết kế đồ họa. Khi mọi người nghe thấy thuật ngữ thiết kế đồ họa, họ luôn nghĩ đến thiết kế đồ họa truyền thông. Các nhà thiết kế đồ họa trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị luôn kết hợp các nguyên tắc thiết kế, nghệ thuật với thông tin về tâm lý của người mua và xu hướng của người tiêu dùng. Ngay cả khi bạn làm nhà thiết kế tự do hay một nhân viên thiết kế trong công ty đều có thể trở thành nhà thiết kế đồ họa truyền thông marketing.
Một số ví dụ về thiết kế tiếp thị và quảng cáo như :
- Bưu thiếp và tờ rơi
- Tạp chí và quảng cáo trên báo
- Áp phích, băng rôn và biển quảng cáo
- Đồ họa thông tin
- Tài liệu quảng cáo (in và kỹ thuật số)
- Bảng hiệu và triển lãm thương mại
- Mẫu tiếp thị qua email
- Thuyết trình PowerPoint
- Thực đơn
- Quảng cáo truyền thông xã hội, biểu ngữ và đồ họa
- Quảng cáo biểu ngữ
- Hình ảnh cho các trang web và blog


Không phải “designer” nào cũng giống nhau
Có thể nói, rất nhiều “lời đồn đại” rằng thiết kế đồ họa là nghề hái ra tiền. Quả thật cũng có nhiều chuyên viên về ngành này được săn đón. Tuy nhiên, “thiết kế đồ họa” là một cụm từ khá rộng, bao gồm nhiều loại kỹ năng khác nhau, cho nên cần hiểu rõ ràng và chi tiết hơn mới có thể nhận định về nghề này. Bài viết này xin điểm qua một vài nét về vấn đề này.
Trước hết, có thể tạm định nghĩa “thiết kế đồ họa” là sử dụng máy tính để thực hiện những sản phẩm liên quan đến đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh nữa). Hiện nay, ngành thiết kế đồ họa có ứng dụng rất rộng rãi, cũng chính vì thế nên có nhiều loại phần mềm, công cụ khác nhau để thực hiện những loại việc khác nhau (dù hay bị “người ngoài” gom chung là thiết kế). Chính sự phong phú này dẫn đến việc xuất hiện nhiều “dân đì-sai” có những kỹ năng chuyên sâu khác nhau.
Vậy ta phải học như thế nào?
Nghề “design” thuộc vào nhóm nghề kỹ năng, điều đó có nghĩa là để trở thành chuyên viên giỏi, bạn cần có tay nghề thành thạo. Như vậy, ngoài việc đi học, bạn cần có thời gian để luyện tập hoặc làm việc để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao “tay nghề”.
Khi chọn khóa học, bạn cũng nên tham khảo kỹ nội dung giảng dạy, để chọn lựa phù hợp với định hướng công việc muốn làm trong tương lai. Một số nơi giảng dạy trên máy Macintosh (là loại máy mạnh về đồ họa, được giới designer ưa chuộng) cũng là yếu tố lợi thế để học viên quen dùng. Tuy nhiên, học sử dụng phần mềm trên máy PC hay Mac đều đáp ứng được. Một yếu tố “đầu vào” quan trọng là bạn phải yêu thích (hoặc có khiếu càng tốt) về mỹ thuật, về đồ họạ
Nếu bạn thật sự đã xác định hướng đi về ngành này, có thể mạnh dạn theo hẳn một khóa dài hạn 1-2 năm. Còn nếu đang lưỡng lự chưa biết mình có phù hợp hay không, hãy đăng ký một khóa “nhập môn” để tìm hiểu. Có thể nói nghề “designer” có rất nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới. Nếu say mê, bạn đừng để chậm chân trong con đường nghề nghiệp thú vị này.


Những điều cần thiết với nhiều lĩnh vực
Hiện nay, Thiết kế đồ họa được xem là một trong những ngành học phổ biến nhất Việt Nam và rất cần thiết với nhiều lĩnh vực. Với cấp bậc cử nhân, sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sau ra trường có thể làm việc tại các công ty thiết kế, công ty quảng cáo, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện,…
Đồng thời, khi đã hoàn thành xong chương trình đại học, sinh viên chuyên ngành này cũng có thể hoạt động trong các tòa soạn, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, truyền hình, studio nghệ thuật, xưởng sản xuất truyện tranh, phim hoạt hình,… hay thậm chí tự thành lập công ty thiết kế hoặc dịch vụ studio nếu muốn.
Hơn thế nữa, bên cạnh việc lựa chọn giảng dạy ở các trường đại học, câu lạc bộ, trung tâm,… một điểm đặc biệt của chuyên ngành này đó là bạn có thể được quyền làm tại nhà với những công việc như thiết kế website, thiết kế fanpage, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…